"Nghiệp đẽo đá" ở một làng nghề
|
Đôi bàn tay tài hoa của người thợ đã biến những hòn đá vô tri thành những tác phẩm có hồn, đầy tính nghệ thuật Làm giàu từ... đục đá! Từ TP Ninh Bình qua cầu Yên, chúng tôi rẽ vào thăm Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân. Ấn tượng đầu tiên đó chính là cảm giác như vừa lạc bước vào một vương quốc đá. Con đường bê tông bằng phẳng dẫn vào làng với cơ man nào là đá, là tượng Phật, tượng sư tử, tượng voi... xếp dọc hai bên đường. Không giấu được niềm tự hào khi nhắc đến đời sống người dân Ninh Vân, ông Nguyễn Quang Diệu – Trưởng BQL Làng nghề đá Ninh Vân hồ hởi: "Làng đá chúng tôi có trên 1 vạn dân, khoảng 450 hộ làm nghề đá, trong đó có gần 80 doanh nghiệp với hơn 100 ô tô lớn nhỏ, thậm chí ở xóm Đồng Quan, 50% số hộ đã có ô tô. Từ ngày nghề đá Ninh Vân phát triển, kinh tế ổn định, số lượng hộ nghèo đã giảm hẳn, đặc biệt ở Ninh Vân giờ đây, tình làng nghĩa xóm càng trở nên gắn bó, đoàn kết hơn, người dân sống có trách nhiệm với nhau nhiều hơn”. Hiện nay, nghề đá Ninh Vân không chỉ tạo dựng công ăn việc làm với mức thu nhập ổn định, thậm chí còn khá cao cho lao động xã Ninh Vân, mà còn thu hút thêm lượng lớn lao động đến từ nhiều địa phương khác như Thanh Hóa, Nghệ An, Nam Định... Anh Đỗ Đức Tạo - chủ Doanh nghiệp Đá mỹ nghệ Lâm Tạo cho biết, gia đình anh đã có 3 đời theo nghiệp đá, với đa dạng các sản phẩm như tượng đài, bia mộ... có cả đơn hàng xuất khẩu sang Mỹ với trị giá hơn 4 tỷ đồng. Hiện, doanh nghiệp đã tạo công ăn việc làm cho 70 - 80 công nhân, với mức lương khá, khoảng 200.000 đồng/người/ngày (lao động hưởng lương ngày như lái xe...) và mức lương cố định với thợ nghề khoảng 6 - 12 triệu đồng/tháng tùy tính chất công việc. Tìm hiểu thêm về thưở ban đầu của làng nghề, ông Nguyễn Văn Định – trưởng thôn Hệ - thôn có nghề đá phát triển đầu tiên ở làng cho biết, theo bia đá và bàn thờ đá để lại từ xưa, nghề có lẽ bắt đầu xuất hiện khoảng hơn 400 năm trước, tuy nhiên, chưa thể xác định chính xác là năm bao nhiêu. Ông tổ làng nghề có thể là cụ Hoàng Sùng, người Thanh Hóa. Thời kỳ bao cấp, đa số người dân làng Hệ và Xuân Vũ đều gia nhập HTX Thanh Sơn, chủ yếu làm đồ dân dụng, dân sinh bằng đá. Đến năm 1984 – 1985, một số thợ chính trong làng sang Campuchia để thực hiện bức tượng quân đoàn tình nguyện, và năm 1989 - 1990, người dân Ninh Vân tiếp tục vào TP.Hồ Chí Minh tạo dựng tượng đài Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Từ đây, Ninh Vân chính thức chuyển sang làm đá mỹ nghệ và phát triển mạnh mẽ, với 2 dòng sản phẩm chính là khối tượng đài và khối tâm linh, ngoài ra vẫn có khối dân dụng, dân sinh. Sang đến năm 2004, Tỉnh ủy Ninh Bình chính thức dành 23ha quy hoạch làng đá tập trung, nhằm chống ô nhiễm môi trường đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển làng nghề. Vừa qua, theo quy hoạch nông thôn mới, diện tích làng đá tập trung được mở rộng thêm 5ha, đồng thời, có thêm 9ha dành cho khu trưng bày. Thổi hồn vào đá Hiện nay, sản phẩm đá ở Ninh Vân đã có mặt ở hầu hết các tỉnh thành từ Bắc chí Nam, như tượng đài Bà mẹ Việt Nam Anh hùng ở TP. Hồ Chí Minh, tượng Mẹ Suốt ở Quảng Bình, tượng Bác Hồ ở Nghệ An, tượng 10 cô gái TNXP tại Ngã ba Đồng Lộc... với những nét độc đáo riêng biệt mà không nơi nào có được. Theo ông Định, một trong những nét độc đáo ấy chính là tính truyền nghề giữa các đời. Anh Cao Xuân Hùng - một thợ đá đã 30 năm trong nghề chia sẻ: từ năm 7 tuổi, anh đã theo các cụ trong làng học cách chọn đá, cách mài, đục, đẽo... làm sao cho đường nét chạm khắc được sắc sảo, làm sao thổi cái hồn vào những tượng đá vô tri. Đến khi ra nghề, anh cũng bằng cách ấy truyền nghề cho thế hệ sau. Người thợ đá Ninh Vân là một sự kết hợp của nhiều tài năng khác nhau, vừa cần đôi bàn tay tài hoa khéo léo, vừa cần tâm hồn nghệ sỹ, vừa là người họa sỹ, vừa là người điêu khắc... Những hoa văn tinh xảo, những kỹ thuật chạm khắc chỉ Ninh Vân mới có, kết hợp với chất đá Ninh Vân - càng để lâu càng đẹp đã tạo nên màu sắc rất riêng cho sản phẩm Ninh Vân. Trăn trở giữ nghề đá 13 thôn ở Ninh Vân hiện đều theo nghề làm đá với khoảng 3.000 tay nghề chuyên nghiệp, trong đó 5 thôn đã được công nhận làng nghề truyền thống và 6 thôn đang chuẩn bị được công nhận. Khoảng 3, 4 năm trở lại đây, xã đã có các lớp dạy nghề cho người thợ có nhu cầu theo học nhằm nâng cao tay nghề. Tuy vậy, hiện nay, điều khiến những người làm đá Ninh Vân trăn trở nhất chính là nguồn nhiên liệu. Diện tích xã nhỏ song có tới hai nhà máy xi măng, khiến nguồn nguyên liệu đang ngày càng thu hẹp, chỉ có 60% nguyên liệu khai thác từ núi đá ở chính Ninh Vân, còn 40% phải lấy từ các tỉnh khác như Thanh Hóa, Nghệ An...
Nguyễn Nga
Trả lời câu hỏi của chúng tôi xung quanh vấn đề, liệu có lo ngại rằng người dân sẽ hướng con em mình theo nghề khác, ông Diệu khẳng định chắc chắn: đây là điều sẽ không xảy ra. "Đa phần đã ở làng thì ai cũng biết nghề, có thể các cháu tay cầm đục không thạo song nhờ có thêm kiến thức về các lĩnh vực như kiến trúc, xây dựng, mỹ thuật sẽ giúp tạo dựng những bản vẽ đẹp, chuẩn xác hơn, tác phẩm cũng vì thế càng thêm đẹp, càng hoàn thiện và chuyên nghiệp hơn”.
|
Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014
“Nghiệp đẽo đá” ở một làng nghề
Nhãn:
ghe da,
ghe da gia re,
ghế đá,
ghế đá giá rẻ
Google Account Video Purchases
Hồ Chí Minh, Việt Nam
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét